Học tiếng Anh nội trú tại Benative

Cùng Benative học tiếng Anh nội trú hiệu quả

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Đứt gánh giữa đường vì nhà bình dân cố cho con du học

Ngày con trai từ Australia bị trục xuất về nước sau hơn 2 năm du học, bố Nam ra sân bay đón một mình, cả hai cố nén thở dài. 

Năm 2014, Nam (hiện 25 tuổi) vừa tốt nghiệp cao đẳng nghề ở Hải Dương và chưa xin được việc, người quen rỉ tai nên đi du học Australia - nơi có thể dễ kiếm việc lương cao, sau này còn định cư. Vậy là gia đình tìm tới một công ty nhờ tư vấn. Nghĩ tới viễn cảnh con sang đó có thể đi làm ngay, hết năm đầu là tự lo được, các năm tiếp có tiền dư, về sau có thể kéo được cả em sang, bố mẹ Nam quyết định vay mượn cho đủ 600 triệu đồng nộp. Đây là khoản quá lớn với một gia đình làm nông nghiệp, có một trang trại nhỏ như nhà Nam.

Sang học ở một trường cao đẳng điện tại Sydney, Nam thực sự khủng hoảng. Vài tháng học tiếng Anh cấp tốc không đủ để chàng trai 21 tuổi hiểu được những gì thầy cô, bạn bè nói. Trên hết là cảm giác hoang mang về chuyện phải kiếm tiền.

"Năm đầu bố mẹ xoay xở mỗi tháng gửi sang 1.000 AUD (gần 17 triệu đồng) chỉ đủ đóng học và các thứ linh tinh. Tiền ăn, ở... mình phải tự lo", Nam kể.

Sau vài tháng ổn định chỗ ở, Nam bắt đầu đi tìm việc. Đầu tiên là phụ bếp, với thù lao 10 AUD một giờ (khoảng 170.000 đồng), mỗi ngày Nam đứng 4-5 tiếng, tuần 5 ngày. 

Bị chủ làm la mắng, tìm đủ cách trừ lương, Nam đã chuyển việc nhiều chỗ, từ nhà hàng đến tiệm làm bánh mỳ... Một ngày cuối năm 2016, Nam đang làm nail tại một cửa hàng nhỏ thì bị bắt. Cậu bị trục xuất về nước vì làm thêm quá 20 giờ/tuần. 

"Khi ấy, bố mẹ em tuyệt vọng lắm. Khoản nợ vẫn còn, con thì bị đuổi về, ngại với mọi người. Nhưng rồi vẫn phải cố vượt qua thôi", Nam kể.

Suốt 2 năm qua, lúc đi làm thuê, khi về phụ ở trang trại với bố mẹ nhưng Nam vẫn ấp ủ ý định tiếp tục xuất ngoại để gỡ gạc. Cuối năm 2018, Nam định sang Canada theo diện du khách để tranh thủ làm ăn nhưng visa không được chấp thuận vì từng bị trục xuất. 

Đứt gánh giữa đường vì nhà bình dân cố cho con du học

Cũng từng nghĩ cho con đi du học là sự đảm bảo tương lai cho cả gia đình, chị Thảo, chủ một tiệm ăn ở quận 12 (TP HCM) đã nhận ra sai lầm khi sang xứ người.

Cuối năm 2018, chị đến gặp một trung tâm tư vấn du học ở TP HCM, tìm cách cho con sang Canada. Đơn vị này nói rằng sẽ giúp chị làm hồ sơ chứng minh tài chính, nên dù kinh tế và thu nhập chưa đạt, chị cũng không phải lo. Họ phác ra đường đi nước bước: Chị sẽ đi cùng con theo diện đi du lịch, rồi đi làm hợp pháp tại Canada, lương 5.000 CAD/tháng (khoảng hơn 87 triệu đồng). Chị sẽ ở đó 5,5 tháng rồi về Việt Nam nửa tháng lại sang tiếp. Con chị vừa đi học vừa tìm việc làm thêm. Nếu muốn, chị có thể dễ dàng tìm được người kết hôn giả rồi định cư. 

Thấy hợp lý, chị Thảo quyết định để hai con nhỏ lại cho chồng chăm lo, mình đi cùng khi con gái lớn sang du học tại khu vực North York thuộc thành phố Toronto. 

"Thực tế sai hoàn toàn. Chi phí cho học hành, ăn ở không thấp như họ nói mà lên tới 550 triệu đồng một năm. Mình tìm việc làm thì không dễ dàng, lúc có lúc không, công việc rất cực nhọc, lúc là ở trang trại nấm, khi trong hãng thịt. Thù lao không cố định, có ngày được 80 CAD, có khi chỉ 70 hay 60", chị Thảo kể. 

Chị cho biết, cảm giác đáng sợ nhất là luôn phải dè chừng xung quanh vì biết mình không hề có giấy phép đi làm. Sau 3 tháng, phần vì nhớ 2 con ở quê nhà, phần vì thấy công việc quá cực nhọc, bấp bênh, chị quyết định về nước. "An ủi duy nhất là con gái đã thích nghi được với môi trường mới và đang học tập ổn bên đó. Nhưng nghĩ tới khoản tiền vài tỷ để lo cho con học thêm mấy năm, tôi thực sự cũng chưa biết tính sao", chị Thảo bày tỏ.

Dù vậy chị thấy mình vẫn may mắn khi còn đường về. Trong một nhóm mạng xã hội những người Việt ở Canada chị Thảo tham gia, một người mẹ khác còn bán hết nhà, xe máy để cùng con sang đó. Trong lúc con đi học tại một trường cấp 3 ở Vancouver, người mẹ đi làm thêm, hết từ trang trại nấm tới xí nghiệp sơ chế cá, phụ xây dựng... và nuôi hy vọng kết hôn giả với người bản xứ để con được học miễn phí.

Nhưng chỉ sau 5 tháng sang, tiền học kỳ tới của con sắp phải đóng mà chưa có, người mẹ thì hết hạn ở lại theo diện thăm nom nên đành bay về nước và đi ở nhờ nhà người thân. Nếu trong vài tuần tới, chị không lo nổi khoản học phí gửi sang thì con cũng không thể tiếp tục theo học. 
Nguồn: Bộ Giáo dục - Đào tạo năm 2016.
Nguồn: Bộ Giáo dục - Đào tạo năm 2016.


Chị Kim Thanh, nhân viên một công ty tư vấn du học Canada tại Hà Nội, cho biết, chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc khi du học đối với các trường hợp vào các trường trung học hay không đủ điểm IELTS. Một số gia đình có tài chính dồi dào nhưng từ những nguồn khó chứng minh thì trung tâm có thể hỗ trợ nhất định. Tuy nhiên, cũng có nhiều khách kinh tế không đảm bảo, muốn nhờ công ty "dựng hồ sơ" để cho con đi du học.

"Chúng tôi sẽ từ chối ngay. Khi gia đình kinh tế yếu, không chu cấp đầy đủ, học sinh dễ trốn ra ngoài làm, đi làm thêm quá giờ và có nguy cơ bị trục xuất. Khi đó, công ty chúng tôi sẽ bị phía Canada 'soi' kỹ hơn, các hồ sơ sau đều khó duyệt", chị Thanh nói. 

Chị cho biết, trung bình, chi phí cho một năm học và sinh hoạt tại Canada khoảng 500-600 triệu đồng. Phụ huynh cần nhân con số này với thời gian con sẽ học bên đó để có dự trù chi phí cần thiết. 

"Thực tế, có những đường dây làm ăn chộp giật sẵn sàng nhận dựng hồ sơ giúp đưa người chưa đủ điều kiện đi du học. Gia đình chỉ cần đưa hộ chiếu, họ sẽ lo hết và lấy số tiền môi giới lớn. Khi đó, rủi ro tất nhiên là gia đình gánh", chị bật mí thêm. 

Ông Eric Lam, Cố vấn di trú Canada được cấp phép có trụ sở tại Vancouver, cho biết, ông từng nghe nói về một số gia đình cho con sang đây du học khi tài chính không vững, dẫn tới các hệ lụy đáng tiếc. Một vài trường hợp đã gọi ông nhờ tìm cách giải quyết. "Thường chúng tôi không thể giúp gì vì họ đã vi phạm luật di trú của Canada", ông nói. 
Ông Eric Lam
Ông Eric Lam

Ông cho biết, thứ nhất, người nước ngoài không được phép làm việc nếu không có giấy phép làm việc, như trường hợp người mẹ sang với mục đích "chăm sóc con". Việc đi làm khi không có giấy phép đôi khi còn xảy ra những hậu quả rất đáng tiếc như nếu gặp tai nạn lao động thì chi phí y tế sẽ kinh khủng do không có bảo hiểm. Thứ hai, sinh viên đang theo học các chương trình từ cao đẳng trở lên chỉ được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần, trừ khi đang nghỉ hè, đông, xuân... Nếu vi phạm, có thể dẫn tới các hậu quả nặng nề như bị đuổi học, trục xuất.

Ông Eric Lam khuyên, các gia đình muốn cho con đi du học đừng nghe lời dụ dỗ ngon ngọt "có thể đi làm kiếm tiền phụ con đi học" hay "vừa học vừa làm có thể thoải mái". Hãy chuẩn bị tài chính thật tốt.

Ông Đinh Công Bằng, chuyên gia chính phủ điện tử ở Florida, nhà hoạt động cộng đồng du học - chuyên hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ, cho biết, tại Mỹ, dù chưa có thống kê chính thức, thực tế có rất nhiều du học sinh khó khăn về kinh tế dẫn tới việc phải đi làm thêm, ảnh hưởng kết quả học tập. Sinh viên chạy bàn, làm nail, phụ nấu... ở California và một số nơi khác rất nhiều. Những bạn này thường không giỏi, gia đình tài chính yếu. Một vài người đã tìm tới ông để hỏi khi gặp trục trặc visa.

"Họ đi làm nhiều, điểm xuống quá, trường bắt nghỉ, thậm chí có người bỏ cả học kỳ, khi quay lại trường không nhận nữa. Có những bạn sang Mỹ học lập trình nhưng trượt toán và ngôn ngữ lập trình, phải chuyển sang các ngành nhẹ hơn và gần như không có cơ hội đi làm sau này. Những trường hợp này cuối cùng thường sẽ phải về nước, một số đáng kể ở lại không giấy tờ rồi tính tiếp. Không ít bạn nữ tìm cách lấy chồng bản xứ để được ở lại hợp pháp", ông nói. 

Theo ông Bằng, thực tế du học Mỹ rất khắc nghiệt, đó là cuộc chơi không dành cho tay mơ vì đây là đất toàn người tài và cạnh tranh quần tụ.


Theo thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016 có khoảng 130 nghìn du học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài, trong đó du học tự túc chiếm đến 90%.

Còn thống kê của Viện giáo dục Quốc tế (IIE) tại New York thì số lượng học sinh Việt Nam đi du học tăng lên đáng kể những năm gần đây:


20162017
Mỹ21.40022.400
Australia18.20019.700
Canada7.50014.200
Anh4.5005.000

Nguồn: vnexpress

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Lỗi ngữ pháp người học tiếng Anh thường mắc phải

Thiếu mạo từ, sắp xếp các thành phần trong câu hỏi không theo đúng trật tự có thể là lỗi quen thuộc khi bạn luyện nói tiếng Anh. 

Xác định được lỗi sai, bạn sẽ có ý thức sửa trong những lần tiếp theo để tiếng Anh ngày càng hoàn thiện. 

Không chia động từ cho chủ ngữ ở ngôi thứ ba số ít 

Chẳng hạn, nhiều người thường nói hoặc viết: "My sister like music", trong khi câu đúng phải là "My sister likes music" (Chị tôi thích âm nhạc). Tương tự, "Khaled enjoys swimming" (Khaled rất thích bơi).

Bạn hãy luôn nhớ chia động từ (thêm "s" hoặc "es" sau động từ) đối với những chủ ngữ trong câu ở ngôi thứ ba số ít, như "he", "she", "it", "my sister"... hay tên riêng của một người. 

Lẫn lộn giữa thì quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành

Không giống nhiều ngôn ngữ khác, trong tiếng Anh, người bản xứ dùng thì hiện tại hoàn thành để nói về hiện tại và quá khứ cùng một lúc, chẳng hạn: "I have been waiting until now" (Tôi đợi mãi đến tận giờ). 
Lỗi ngữ pháp người học tiếng Anh thường mắc phải


Khi nói về một khoảng thời gian đã qua hoặc hoạt động đã hoàn thành, thì quá khứ đơn được áp dụng: "Yesterday I went shopping" (Hôm qua tôi đã đi mua sắm), "Last week we visited Kent" (Tuần trước chúng tôi đã ghé thăm Kent), "On Wednesday I played hockey" (Hôm thứ tư tôi đã chơi khúc côn cầu).

Đặt câu hỏi không chính xác

Một trong những thách thức của việc học ngoại ngữ là đặt câu. Trong một số ngôn ngữ, bạn có thể lên giọng ở cuối câu khẳng định để biến nó thành câu hỏi. Tuy nhiên, tiếng Anh thường đòi hỏi nắm vững trật tự các thành phần trong câu và đảo vị trí tùy trường hợp cụ thể. 

Chẳng hạn: "You are Japanese" chuyển thành "Are you Japanese?" (Bạn là người Nhật Bản à?).

"You have got a pen" chuyển thành "Have you got a pen?" (Bạn vừa lấy bút rồi đúng không?).

Một số câu hỏi khác lại cần thêm trợ động từ: 

"You like rice" chuyển thành "Do you like rice?".

"You have cats" chuyển thành "Do you have cats?".

Không dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động bắt đầu trong quá khứ và vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều người lẫn lộn giữa thì hiện tại đơn và thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, tạo thành câu như sau: "He paints this picture for three hours".

Câu đúng phải là: "He has been painting this picture for three hours" (Anh ta đã tô màu bức tranh này suốt ba tiếng). Tương tự, "She works since 9am" sửa thành "She has been working since 9am" (Cô ấy đã làm việc từ 9h sáng).

Thiếu mạo từ

Với câu "Woman goes to office", chúng ta có thể sửa thành nhiều câu với nét nghĩa khác nhau:

1. The woman goes to an office.

2. The woman goes to the office.

3. A woman goes to an office.

4. A woman goes to the office.

Do đó, việc thiếu mạo từ khiến người nghe gặp khó khăn trong việc hiểu chính xác bối cảnh hoặc ý của người nói.

Nguồn: vnexpress

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Trường vùng cao nuôi heo, gà, rau cải thiện bữa ăn cho các em

Từ nguồn vốn ban đầu của các mạnh thường quân, nhiều Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) và tiểu học ở huyện miền núi Nam Trà My tổ chức nuôi heo, gà và trồng rau để cải thiện bữa ăn, tạo quỹ hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Đây là mô hình hỗ trợ học sinh khó khăn một cách hiệu quả, gắn kết trách nhiệm chung.

Tiếng trống trường vừa điểm giờ tan lớp, thay vì trở về khu nội trú, một nhóm học trò của Trường PTDTBT THCS Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) lại “lon ton” tiến thẳng ra phía chuồng gia súc. Lúc này, trên tay mỗi cô cậu học trò luôn có mớ rau lang, chuối rừng. Đó là thức ăn cho đàn lợn được các em tranh thủ hái vào mỗi chiều tối muộn sau giờ học ở trường. Hình ảnh này xuất hiện trong hai năm học vừa qua tại trường.

Đàn heo của các em học sinh Trường PTDTBT THCS Trà Leng

Đàn heo của các em học sinh Trường PTDTBT THCS Trà Leng

Cô Nguyễn Thị Vân Anh - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước thềm khai giảng năm học 2017-2018, nhờ sự kết nối của thầy Nguyễn Trần Vỹ (cán bộ Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My, chủ nhiệm câu lạc bộ Kết nối yêu thương), nhà trường đón nhận sự ủng hộ về vật chất của các tấm lòng thiện nguyện. Với số tiền 10 triệu đồng, sau khi hội ý cùng thầy Vỹ, giáo viên trong trường đã quyết định mua 12 con heo tặng cho học trò nghèo.

Số heo này được nuôi tại nhà trường, nơi có miếng đất còn trống. Cả thầy trò cùng bắt tay làm chuồng trại, tranh thủ thời gian sau mỗi buổi học, thầy cô cùng các em nấu thức ăn, chăm sóc đàn heo. Những ngày cuối tuần, trách nhiệm chăm sóc được các nhân viên cấp dưỡng, bảo vệ cùng tham gia.
Vườn rau tại Trường PTDTBT THCS Trà Mai
Vườn rau tại Trường PTDTBT THCS Trà Mai

Nhờ nguồn thức ăn dồi dào, được chăm sóc chu đáo, đàn heo lớn rất nhanh. Dịp Tết Mậu Tuất 2018, nhà trường xuất bán 6 con với giá bình quân 80 nghìn đồng/kg heo hơi. Số tiền thu được, nhà trường đã mua nhu yếu phẩm và tặng kèm 100 nghìn tiền mặt cho 11 học sinh về ăn tết cùng gia đình, tặng nhiều phần quà bánh cho các học sinh khó khăn khác. Bên cạnh đó, nhà trường cũng mua lại 7 heo con để tiếp tục quay vòng đàn, chủ động nguồn thực phẩm cho học sinh nội trú; đồng thời giữ nguồn quỹ khi có trường hợp cần hỗ trợ.

Nhận thấy mô hình này hỗ trợ các em học sinh khá hiệu quả, một số trường khác trên địa bàn Nam Trà My cũng triển khai mô hình này. Trường PTDTBT THCS Trà Mai, một xã vùng cao khác của huyện Nam Trà My, trong năm học 2018-2019 nhà trường có 242 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số Ca dong đến ở để học tập, trong đó có 70 em học sinh ở thôn 1 và 2.
Đàn heo đang nuôi tại Trường PTDTBT THCS Trà Mai
Đàn heo đang nuôi tại Trường PTDTBT THCS Trà Mai

Thầy Nguyễn Khắc Điệp - Hiệu trưởng trường cho biết, 70 em học sinh này không thuộc thôn đặc biệt khó khăn nhưng các em này có nhà quá xa, đi lại quá khó khăn để đến trường học tập nhưng các em không được hưởng chế độ học sinh bán trú theo quy định nên các em này có nguy cơ bỏ học. Để tạo điều kiện cho các em có điều kiện để học tập, nhà trường tổ chức hướng dẫn cho học sinh chăn nuôi heo, gà để có thêm nguồn thu.

Cùng nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm chăm lo cho các em, nhà trường tổ chức cho các em trồng rau để cải thiện thêm bữa ăn, bên cạnh đó nhà trường thu mua cây dược liệu như chè dây giảo cổ lam của người dân rồi hướng dẫn học sinh chế biến và bán để kiếm thêm thu nhập, góp vào bếp ăn để chăm lo cho các em được tốt khi đến trường ở lại nội trú nhà trường học tập và duy trì tốt sỹ số học sinh ra lớp.

Nhờ hỗ trợ của các mạnh thường quân, trong năm học 2018-2019 này, nhà trường mua được 10 con heo giống, thầy cô cùng các em chung tay xây dựng chuồng trại. Thầy cô hướng dẫn các em đi lấy rau, tận dụng thức ăn thừa nuôi heo. Dự kiến Tến Nguyên đán 2019, trường sẽ xuất chuồng 5 con với hơn 2 tạ hơi. 5 con còn lại sau Tết sẽ xuất chuồng.

“Việc tổ chức chăn nuôi, trồng rau, sơ chế dược liệu còn giúp cho các em có thêm kỹ năng biết lao động để sau này các em lớn lên biết cách làm ăn, để có cuộc sống tốt hơn và các em về hướng dẫn cho gia đình làm ăn chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn”, thầy Điệp chia sẻ.

Cũng theo thầy Điệp, việc chăn nuôi, trồng rau, chế biến chè dây giảo cổ lam, nhà trường phân cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường hướng dẫn cho các em làm, từ đó các em thấy thích thú và có nguồn kinh phí để được ở lại nội trú nhà trường học tập, từ đó hạn chế được học sinh bỏ học giữa chừng, đồng thời các em đi học chuyên cần hơn.

“Mong muốn của thầy cô là có được diện tích đất gần trường để tổ chức chăn nuôi, trồng rau được nhiều hơn và giáo dục tốt kỹ năng cho học sinh, tạo niềm vui khi các em sống xa gia đình, xem trường là ngôi nhà thứ hai của các em”, thầy Điệp cho biết.

Còn tại Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập, trong năm học 2018-2019 này trường cũng tổ chức nuôi heo, trồng rau tại điểm trường chính để hỗ trợ cho học sinh bán trú của trường. Hiện trường có diện tích 200m2 trồng rau, cải các loại. Thầy Lê Huy Phương - Hiệu trưởng trường “khoe” hiện trong chuồng của trường cũng đang nuôi 16 con heo và sắp xuất chuồng. Số tiền bán heo gây quỹ và mổ cho học sinh trong trường ăn. Việc làm này, theo thầy Phương là để cải thiện bữa ăn cho các em học sinh bán trú, giúp các em có bữa ăn hàng ngày ngon hơn.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thịt heo đen bản địa rất cao, giá bán heo hơi cũng cao. Việc thu hồi vốn để gây quỹ hỗ trợ cho học sinh, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cung cấp cho bếp ăn tập thể, cũng như quay vòng nguồn vốn để duy trì đàn heo có nhiều thuận lợi. Hiện mô hình này được Công đoàn ngành giáo dục huyện Nam Trà My phát động các đơn vị trường học trên địa bàn hưởng ứng, nhằm có điều kiện cải thiện bữa ăn tập thể và giúp đỡ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ về chương trình giúp đỡ học sinh đã được áp dụng ở huyện, thầy Nguyễn Trần Vỹ - cán bộ Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My cho biết, mô hình này bắt đầu phát huy hiệu quả ở một số trường trên địa bàn huyện. Nhờ đó, các trường cũng có nguồn thu để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn và bữa ăn của các em bán trú cũng được “tươm tất” hơn. Hy vọng, mô hình giúp đỡ học trò nghèo này sẽ mang lại những tín hiệu tích cực và chắc chắn được nhân rộng cho tất cả các trường trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Nguồn: Dân trí

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Năng lực sử dụng tiếng Anh trong chiến lược hội nhập quốc tế

Để hội nhập quốc tế thì năng lực sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ là một yếu tố quan trọng. Đó là chia sẻ của GS. TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV về định hướng và chiến lược hội nhập quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo của nhà trường trong tọa đàm “Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu”.

GS. TS Phạm Quang Minh chia sẻ tại tọa đàm

GS. TS Phạm Quang Minh chia sẻ tại tọa đàm

Nền tảng nâng cao chất lượng đội ngũ 

Chia sẻ những thông tin về định hướng và chiến lược hội nhập quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo của nhà trường, GS.TS Phạm Quang Minh cho biết: Hàng năm, đội ngũ cán bộ của Nhà trường công bố trung bình hơn 600 bài báo khoa học. Riêng năm 2018, Trường có hơn 80 công bố quốc tế, trong đó có 12 công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đạt chỉ tiêu mà ĐHQGHN giao cho. Để lọt vào top 100 đại học hàng đầu châu Á như mục tiêu mà Nhà trường đã đề ra thì những chỉ số này cần phải được cải thiện vượt bậc. 
Đánh giá về thực trạng năng lực tiếng Anh của đội ngũ cán bộ, TS. Ngô Thị Kiều Oanh, Chủ tịch Công đoàn Trường, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ chia sẻ: 35,8% trong tổng số 363 giảng viên toàn trường được ghi nhận là thành thạo ngoại ngữ trong chuyên môn theo các tiêu chí của nhà trường. Và thành thạo ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sẽ là điều kiện bắt buộc đối với cán bộ nhà trường và yêu cầu này không thể trì hoãn thêm được nữa.
TS. Ngô Thị Kiều Oanh cho rằng thành thạo ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sẽ là điều kiện bắt buộc
TS. Ngô Thị Kiều Oanh cho rằng thành thạo ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sẽ là điều kiện bắt buộc
Sắp tới, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ đề xuất triển khai đề án nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ, quy định chi tiết lộ trình và mục tiêu cụ thể về điều kiện ngoại ngữ phải đạt được của cán bộ cho đến năm 2020. Đội ngũ giảng viên sẽ được chia đến theo các nhóm tuổi: dưới 35, từ 35-45 và trên 45 tuổi. Tương ứng với từng nhóm tuổi là các yêu cầu khác nhau về trình độ tiếng Anh bắt buộc phải đạt được.
Song song với đó, công tác tuyển dụng cán bộ cũng sẽ ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn về ngoại ngữ ngay từ đầu để làm nền tảng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sau này. Các hoạt động hỗ trợ năng lực ngoại ngữ cho cán bộ sẽ được triển khai thường xuyên hơn.

Dám đối mặt với thách thức

Ngoại ngữ là công cụ để mỗi giảng viên có thể cập nhật thông tin và trao đổi về học thuật với các chuyên gia thế giới trong lĩnh vực chuyên ngành hẹp của mình. Trong thời đại công nghiệp 4.0, năng lực ngoại ngữ phải được phát triển gắn với năng lực nghiên cứu chuyên môn, đồi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên phải nỗ lực không ngừng.
PGS.TS Nguyễn Trường Giang (Phó trưởng Khoa Nhân học) cho biết: Khoa Nhân học là đơn vị có số lượng giảng viên không nhiều song có số lượng công bố quốc tế khá ấn tượng so với mặt bằng chung của Nhà trường. Đó là bởi mỗi thầy cô luôn tự đặt ra sức ép và mục tiêu cho chính mình về công bố quốc tế và coi đó là trách nhiệm của một người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học.
Khoa cũng tiên phong đưa tiếng Anh trở thành phương tiện giảng dạy ở một số môn học. Và thực tế đã chỉ ra rằng, không chỉ các thầy cô học tại nước ngoài mới có thể dùng tiếng Anh thành thạo trong chuyên môn mà ngay cả các thầy cô chỉ học tập trong nước cũng hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu này.
TS. Trương Thị Bích Hạnh - công đoàn viên đến từ Khoa Lịch sử - thì cho rằng, có thách thức không hề nhỏ đối với những giảng viên ở độ tuổi không còn trẻ trong việc sử dụng tiếng Anh. Trên phương diện chung thì các thầy cô gặp sức ép về việc làm thế nào để cân bằng cuộc sống riêng với biết bao nhu cầu, trách nhiệm hàng ngày với mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn của cá nhân trong hoàn cảnh quỹ thời gian khá eo hẹp. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ của Trường đều có khả năng sử dụng tiếng Anh song sử dụng được ở mức độ thành thạo trong chuyên môn thì không hề đơn giản.
TS. Trương Thị Bích Hạnh cũng chỉ ra rằng việc cứ mãi bằng lòng với “trình độ ở mức trung bình” sẽ dẫn đến hệ quả là đánh mất đi những cơ hội trong tương lai. Trình độ tiếng Anh luôn chỉ ở mức trung bình khiến các giảng viên không thể tiếp cận đến những dự án chuyên môn ở trình độ cao hơn với những mức thu nhập tốt hơn rất nhiều so với hiện tại. Cho nên mỗi cá nhân rất cần nỗ lực tự thân để bứt phá ra khỏi vùng an toàn.
Nguồn: Báo giáo dục và thời đại

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

CON BẠN CÓ NÓI TIẾNG ANH TỐT HƠN BẠN KHÔNG?

Con bạn đang học tiếng Anh ở trường. Cậu bé về nhà mỗi ngày với rất nhiều từ mới và cậu ấy bắt đầu nói chuyện thoải mái. Ngay cả phát âm của cậu ấy cũng tốt! Bạn làm việc chăm chỉ để cải thiện các kỹ năng tiếng Anh của mình, nhưng bất chấp mọi nỗ lực của bạn, con bạn đã nói tốt hơn bạn. Bạn có thể làm gì?

hoc tieng anh cho tre

1. Bỏ qua các chuyên gia. 
Hầu hết các chuyên gia ngôn ngữ nói rằng việc học ngôn ngữ thứ hai khi bạn còn trẻ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng đó là điều - mọi thứ dường như dễ dàng hơn khi bạn là một đứa trẻ! Bất kể tuổi tác của bạn, học một ngôn ngữ mới là có thể. Quan trọng hơn, nó có thể đạt được. Vì vậy, đừng để những chuyên gia người Viking làm bạn nản lòng.
2. Học cách yêu giọng của bạn. 
Khi bạn phát triển từ thời thơ ấu đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành, cơ hội nghe giống như người bản ngữ của bạn ngày càng ít đi. Bạn có thể muốn tiếng Anh của bạn không thể phân biệt được với một người Úc hoặc người Mỹ bản địa, nhưng nếu bạn không bắt đầu học tiếng Anh trước 10 tuổi, có lẽ bạn sẽ luôn nói với một giọng nhẹ. Đừng lo lắng về nó. Miễn là ngữ pháp và phát âm của bạn là chính xác, trọng âm chỉ khiến bạn thú vị hơn! Thêm vào đó, đó là một cuộc trò chuyện bắt đầu tuyệt vời: Bạn đến từ đâu?
3. Suy nghĩ như một đứa trẻ. 
Nhiệm vụ này khó khăn hơn một chút. Trẻ em có lợi thế với người lớn khi học một ngôn ngữ mới vì chúng ít nhận thức về bản thân. Họ không lo lắng về việc phạm sai lầm, đó là chìa khóa để học hỏi. Sẽ không ai nghĩ ít về bạn. Thay vào đó, họ sẽ bị ấn tượng.
4. Luyện tập, luyện tập, luyện tập. 
Chỉ có một cách để cải thiện khả năng nói của bạn. Và đó là để nói. Rất nhiều! Nếu bạn tự hỏi tại sao con bạn lại tiến bộ nhanh như vậy, thì có lẽ là do bé được luyện tập rất nhiều. Có phải vì cô dành nhiều thời gian hơn trong một lớp học? Không! Trẻ em không nghĩ về việc nhìn hoặc nghe có vẻ ngớ ngẩn, vì vậy chúng được thực hành bằng cách chỉ là chính mình.
5. Làm những gì trẻ em làm. 
Sử dụng Internet! Internet có nhiều tài nguyên học tiếng Anh . Ví dụ, các lớp đàm thoại tiếng Anh trực tuyến là một cách tuyệt vời để người lớn bận rộn có thể thực hành nói thường xuyên. Nếu bạn sử dụng Englishlive.ef.com, hãy đăng nhập vào Internet và tham gia lớp học trò chuyện trực tiếp với một giáo viên nói tiếng Anh bản địa chuyên nghiệp một cách thuận tiện. Các lớp học nhỏ và được cung cấp mỗi giờ và mỗi ngày - 24 giờ một ngày. Tất cả những gì bạn cần là máy tính và kết nối Internet. Bạn có thể thử trường trong một tuần, hoàn toàn miễn phí. Và bạn không cần phải là một đứa trẻ để tận dụng cơ hội tuyệt vời như vậy!

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Giải pháp vượt qua nỗi sợ tiếng Anh trong thời đại 4.0

Hãy coi tiếng Anh là ngôn ngữ "mẹ đẻ" và tạo môi trường nghe nói hàng ngày với người bản địa, như vậy bạn sẽ tiếp thu tiếng Anh nhanh hơn.

Hội chứng sợ và ngại tiếng Anh

So tieng Anh

Tiếng Anh là môn bắt buộc trong trường phổ thông, tuy nhiên hầu hết học sinh đang học ngoại ngữ này theo phương pháp thuộc lòng. Cụ thể, đó là thuộc từ vựng và thuộc cấu trúc ngữ pháp theo kiểu công thức cứng nhắc. Việc lặp đi lặp lại của học sinh là chép từ mới hay cấu trúc ngữ pháp, nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc.
Không chỉ học sinh, Nhật Nam, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, có vốn ngữ pháp, từ vựng căn bản và biết viết những câu đơn giản nhưng lại không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Nam cho biết, anh không vượt qua được tâm lý ngượng ngùng, e dè và khả năng tiếp thu không còn nhanh nhạy. Nam đã bỏ qua khá nhiều cơ hội thăng tiến, công việc lương cao hơn chỉ vì không thể sử dụng tiếng Anh thành thạo. Anh luôn mong muốn có phương pháp học để luyện tập liên tục mà không bị "khớp" trước đám đông.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến hầu hết học viên không thể nói thành thạo ngoại ngữ là do thức sai về việc học tiếng Anh. Nhiều bạn thậm chí "thần thánh hóa" - nghĩ rằng nói tiếng Anh là điều gì đó to tát và phải dành nhiều thời gian tâm sức mới làm được. Cộng thêm, đa phần người Việt đều mang tâm lý sợ sai - trở ngại lớn cho người học, dẫn đến việc ngại nói và dần không chịu luyện tập nói.
Một blogger đã có nhiều năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng chia sẻ: "Tôi từng gặp nhiều bạn từ các nước khác. Họ nói tiếng Anh bập bẹ nhưng không hề ngại giao tiếp, chữ nào không biết họ dùng ngôn ngữ cơ thể. Họ có thể phát âm không chuẩn nhưng nhưng không sợ sai, thậm chí luôn coi nó là ngôn ngữ của mình và tự tin sử dụng chúng".

Vượt qua rào cản tiếng Anh trong thời đại 4.0

thoi dai 4.0

Ông NTH cho biết thêm, trước hết, bạn cần hiểu đúng về việc học tiếng Anh. Đây đơn thuần là một ngôn ngữ và bạn không có cách nào khác để thành thạo nó ngoài việc "ngụp lặn" trong nó. Hãy coi tiếng Anh là ngôn ngữ "mẹ đẻ" và tạo môi trường nghe nói hàng ngày với người bản địa. 
Mặt khác, bạn cần luyện tập để não bộ làm quen với việc sử dụng một ngôn ngữ mới. Yếu tố quan trọng hàng đầu là lượng thời gian sử dụng tiếng Anh chứ không phải là thời gian để cố học thuộc hay nhồi nhét nó vào đầu.
Bên cạnh đó, bạn cần "dắt túi" phương pháp học tiếng Anh đúng trong thời đại 4.0. Tại Việt Nam, Benative là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng trí tuệ nhân tạo (A.I.) vào các khóa học tiếng Anh, đảm bảo học viên có khả năng nghe nói sau thời gian ngắn. 
Cụ thể, học viên không chỉ học 3, 4 tiếng mỗi tuần trên lớp với thầy cô giáo bản địa, mà có thể luyện tập mọi lúc qua việc rèn luyện với "cô giáo ảo A.I.".  Thông qua luyện tập nói các câu, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ đánh giá, chấm điểm một cách định lượng theo khả năng phát âm, trọng âm chuẩn. "Với lợi thế công nghệ và khả năng phát triển nội dung tập trung vào phát âm, nghe, nói tiếng Anh, học viên tại Benative có đạt hiệu quả học tiếng Anh cao gấp 7 lần so với cách học thông thường", ông Nguyễn Mạnh Hào khẳng định.
Với các học viên chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT và ACT, học từ vựng là việc khá nhàm chán. Hiểu rõ điều đó, Benative đã biến quá trình học từ mới thành một trải nghiệm thú vị. Tại đây, việc học từ mới, sử dụng từ mới và ghi nhớ từ mới được thực hiện ngay trên nền tảng Facebook Messenger, như người bạn hàng ngày nhắc nhở, hướng dẫn và đưa ra các câu đố thú vị về các từ mới.
Nguyễn Anh Quang, học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức, xuất sắc đạt IELTS 8.5, chia sẻ: "Benative đã cho tôi nền tảng vững chắc về kiến thức trong tiếng Anh. Đó chính là lý do tôi đạt thành tích IELTS 8.5 chỉ trong 160 giờ".
Nguồn: vnexpress

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Nếu bạn nghĩ rằng chi phí của việc học quá cao, hãy thử cái giá của việc ngu dốt đi!

Bạn cho rằng việc học là vô dụng, là cực khổ và không đem lại lợi ích gì, lại tốn kém tiền của, chi bằng lấy tiền đó chơi game, nghỉ dưỡng và đi du lịch có phải tốt hơn không. Bạn càng suy nghĩ lệch lạc, sống buông thả và lười biếng thì về sau cái giá phải trả cho sự ngu dốt của bạn là rất đắt!

Tầm quan trọng của tiếng Anh


Cựu chủ tịch Đại học Harvard, Derek Bock đã từng nói: "Nếu bạn nghĩ giáo dục là đắt đỏ, hãy thử ngu dốt xem sao!". Nếu bạn nghĩ rằng chi phí giáo dục quá cao, hãy thử chi phí của sự thiếu hiểu biết.

Đúng, không biết từ khi nào, cả xã hội đang nói với bạn rằng nếu bạn lười biếng và không chịu nỗ lực thì bạn chẳng bao giờ thành công. Và có một sự thật là không cần nỗ lực rất sung sướng. Tại sao bạn phải thức cả đêm để làm xong đống bài tập về nhà trong khi ngày mai lại có bài tập mới và cứ thế bạn chẳng bao giờ làm xong bài tập, nằm xuống ngủ sớm có phải tốt hơn không? Tại sao bạn phải chi hàng triệu đồng tiền học phí, tiền đó đi du lịch thì sướng phải biết! Tại sao bạn phải ép con học hành chăm chỉ trong khi nó không muốn, để rồi làm cho mối quan hệ giữa bạn và con cái trở nên căng thẳng, để chúng thoải mái là ổn!

Được thôi, nếu bạn đã nghĩ vậy thì đừng làm việc chăm chỉ, đừng học, vui vẻ và tận hưởng mọi thứ, sử dụng thời gian học để chơi game, đi du lịch, ở nhà xem phim. Ôi cuộc sống như thiên đường!

Tuy nhiên, trong vấn đề giáo dục trẻ em, nếu tiền học của trẻ ở trường và không đi học là như nhau, điều đó có nghĩa là, giai đoạn trước càng buông thả và lười biếng, thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.

-01-

Cha mẹ nào cũng muốn con cái học hành tới nơi tới chốn, dù biết học hành rất vất vả nhưng sau này con cái họ sẽ được sung sướng. Học cao, hiểu rộng, công việc tốt, thu nhập cao... là những điều cha mẹ nghĩ sẽ khiến đứa trẻ hạnh phúc, vậy điều gì thực sự quyết định hạnh phúc của một người?

Bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc phải liên quan chặt chẽ đến hai chỉ số - phẩm giá và tự do. Phẩm giá là quyền của một người được coi trọng và tôn trọng vì lợi ích riêng của họ, và được đối xử một cách có đạo đức. Nó không thể tách rời với đức hạnh và địa vị xã hội của người đó. Thật là vô ích khi có đức hạnh nhưng lại không được trọng dụng. Bạn ở tầng lớp nào thì đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự tôn trọng của người khác dành cho bạn. Tự do thì sao? Mọi người có ý chí tự do, nhưng sự tự do mà xã hội này mang lại cho bạn bị hạn chế. Sự giàu có và địa vị quyết định mức độ tự do của bạn. Đây là những gì chúng ta phải thừa nhận.

Bạn thường đọc báo trên mạng và biết có những người trẻ tuổi đối mặt với sự bất mãn và những người "nhìn thấy sự nghiệp và cuộc sống đã chết ở tuổi hai mươi", họ phải đối mặt với đôi mắt lạnh lùng của xã hội và đối mặt với hai từ "bất tài" từ miệng đời.

-02-

Càng thờ ơ, bạn càng kiếm được nhiều lời bào chữa cho chính mình.

Không ít người nghĩ rằng mình nghèo ít cơ hội vào trường tốt, còn con cái của những gia đình trung lưu hay khá giả họ có thể vào các trường quốc tế, hoặc đến các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh để tiếp tục học tập. Không biết bao nhiêu người bắt đầu tức giận với thực tế, đổ lỗi cho số phận rằng tôi không sinh ra trong gia đình giàu có nếu không tôi sẽ được vào các trường quốc tế, du học thì tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

Rất nhiều câu "Nếu như" thốt ra từ họ và họ dùng những suy nghĩ này để ngụy biện cho sự lười biếng của bản thân. Nhưng họ nào biết mình bị những điều kiện vật chất làm cho mờ mắt, họ không thể nhìn thấy rằng có nhiều học sinh nghèo khó đạt được học bổng vào các trường danh tiếng bằng sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó nhiều người khác vẫn đấu tranh và nỗ lực mặc cho thất bại có thể quật ngã họ. Họ không thể nhìn thấy tương lai nhưng vẫn nỗ lực học tập vì họ tin rằng tri thức giúp họ thành công.

Có câu nói: Có kiến thức chưa chắc thay đổi số phận, nhưng không có kiến thức thì không thay đổi được số phận. Miễn là bạn vẫn đang làm việc chăm chỉ, có những khả năng và sở trường, chạy đua với thời gian, vượt qua khó khăn và thành công.

-03-

Không học hành, bạn không thể nhìn rõ sự việc, không hiểu được thế giới xung quanh diễn biến và tiến bộ tới đâu.

Trước đây, tin tức về sinh viên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh là Trần Sinh và Lục Bộ Hiên bán thịt lợn không biết đã nói bao nhiêu lần. Nhiều người nghĩ, học Đại học Bắc Kinh danh tiếng làm gì rồi về bán thịt lợn? Tôi học hết tiểu học cũng làm được chứ không cần đến đại học. Nhưng điều họ không biết là sinh viên Đại học Bắc Kinh "bán thịt lợn" đã chứng minh khả năng thực sự của mình: Hai người họ thực sự có thể bán 12 con lợn mỗi ngày. Sau đó Trần Sinh và Lục Bộ Hiên đã thành lập một cửa hàng bán thịt. Sau đó, họ đã mở hàng trăm chuỗi cửa hàng, và thu về hàng tỷ tệ.

Bạn cho rằng hai sinh viên của Đại học Bắc Kinh học nhiều cuối cùng cũng đi bán thịt lợn như người nông dân bình thường. Nhưng bạn không biết rằng nhờ học tập, họ đã tích lũy nhiều kiến thức và khả năng để mở một doanh nghiệp, nền tảng tốt hơn, ngay cả khi công ty chỉ bán thịt lợn. Cái gọi là vô dụng, cái gọi là sinh viên tốt nghiệp trường ưu tú không làm được việc lớn, trên thực tế, là một trong những ví dụ rất cực đoan. Còn đối với người không biết gì, thích bàn ra hoặc khinh rẻ ước mơ của người khác, tự bảo vệ mình bằng một chi tiết rất nhỏ, hay so sánh người khác và đầu cơ ác ý với người khác.

-04-

Đừng coi việc học quá thực dụng.

Vậy mục đích của việc dạy và học tập là gì? Có phải cho điểm cao để lên lớp, để vào trường chuyên lớp chọn hay vào đại học? Không, việc học không phải như thế.

Việc học không phải chỉ để có được tấm bằng đại học mà nó còn mở ra một thế giới thuận buồm xuôi gió. Việc học là để biến bạn thành một con người có kiến thức để hiểu và suy nghĩ về mọi chuyện. Đó là để bạn có một tâm lí vững vàng trước những thăng trầm của cuộc sống. Trong tương lai, bạn có thể gặp khó khăn, bị kẹt trong những năm dài và đen tối, việc học sẽ giúp bạn suy nghĩ, phán đoán và tìm cách thoát ra mà không đổ lỗi cho hoàn cành. Việc học là để có thể nói chuyện với vợ hoặc chồng tương lai của bạn không chỉ để thảo luận về vấn đề cơm áo gạo tiền mà còn để nói về giáo dục con cái như thế nào cho tốt. Khi đối mặt với áp lực công việc, những chuyện vặt vãnh của gia đình, bạn sẽ có cách giải quyết tốt nhất cho cả đôi bên mà những điều đó bạn được học ở trường.

Khi bạn học tập, bạn sẽ thấy sự kì diệu của thế giới mà bạn chưa bao giờ để ý. Đó là những điều thực tế nằm ngoài chiếc điện thoại di động. Bạn sẽ thấy rằng kiến thức của nhân loại là bao la vô tận còn kiến thức của bản thân chỉ như hạt muối bỏ bể.

Những chiếc bình tinh tế rồi cũng có ngày tan vỡ, và vẻ đẹp ngoại hình rồi cũng sẽ tàn phai theo thời gian. Chỉ những cuốn sách bạn đã đọc và những kiến thức bạn đã học sẽ dần dần tích lũy trong đầu và trở thành tài sản riêng của bạn.

Nỗ lực rất mệt mỏi, việc dạy học rất mệt mỏi, và bản thân người học cũng vậy. Nhưng tất cả điều này đều có giá của nó. Đừng sợ mệt mỏi, đừng sợ tốn thời gian, tiền bạc, đừng sợ rắc rối. Quan trọng hơn, đừng thử chi phí cho sự ngu dốt, bạn sẽ rất đau khổ.
Nguồn: Kenh14

 
function remove_hentry( $classes ) { if (is_page() || is_archive()){$classes = array_diff( $classes, array('hentry'));}return $classes;} add_filter( 'post_class','remove_hentry' );